Chia sẻ kinh nghiệm câu cá và cách chọn vị trí câu cá tốt nhất

Đăng bởi Thuỳ Linh vào lúc 08/10/2019

Để đáp lại mong đợi của anh em. Xin mạn phép gửi tới anh em kĩ thuật chọn chỗ câu. Nhìn nước đoán cá. Kĩ thuật câu bềnh và bán bềnh. Kĩ thuật mò răng chống móm. 5 ăn 5 thua chân cọc.
Ngoài thính, mồi câu ra thì ai cũng biết điều quan trọng tiếp theo đó là vị trí câu. Chọn được nơi có nhiều cá, luồng cá đi ăn mạnh, thì chúng ta đã thắng tới 60% cuộc chơi đầy may rủi này. Tuy nhiên để mà nói được chuẩn 100% chỗ này buông cần là sẽ có cá thì nói thật vs các anh em đó là điều hơi bất khả thi. Vì nước đẹp căn đủ các yếu tố mà hồ không có cá. Thưa cá, cá bất tử không cần ăn né lục thì thôi cũng chịu chứ sao đành. Nhưng đã sách cần đi solo vs cá, solo vs chủ hồ thì chúng ta cần biết và nắm rõ những nơi mà vận may sẽ giúp ta lên hàng. Vậy đâu là những nơi vận may đang chờ đón. Đâu là nơi thả thính buông cần thì sẽ lên hàng đều tay hoặc có cơ may chạm mặt khủng long.
Sau đây, là những địa điểm thường là nơi đáng để chúng ta thả thính buông cần nhất.
- Tán cây: Thât không quá khó hiểu khi tán cây to bóng cây đổ suống hồ theo hướng gió thổi. là nơi tụ cá và cá lại ăn mạnh. Bởi cây thì hoa lá quả hạt đều là những thức ăn tự nhiên quen thuộc với loài cá. Tán cây cũng là nơi che bớt đi ánh nắng chói trang ngày hè. Lớp đệm lá cây là lớp mùn hữu cơ lót hồ vừa là nơi cá thường tụ, và cũng lại là thức ăn cho cá và những loại mồi của cá như ốc giun trùn chỉ các loại. Hoa và quả hạt từ cây rơi suống hồ cũng thế. Nên đến hồ thấy những chỗ bóng cây đổ ra hồ là chỗ rất đáng để thả câu rồi.
- Cống nước ra, nước vào của hồ:
Nếu mực nước ở chỗ này không quá nông, tức là sâu khoảng 1m nước trở lên. Thì đây là những nơi cá tụ và bơi qua bơi lại, kiếm thức ăn rất nhiều. Nơi nước vào thì cá ăn mạnh bởi dòng nước chảy từ nơi khác đến đem theo thức ăn cho cá. Dù là cá công nghiệp hay cá sông đều đã ngấm vào bản năng. Chúng cảm nhận được dòng nước di chuyển như thế nào. Chúng chọn dòng nước để săn mồi đón mồi. Vậy nên câu ở những địa điểm này chắc chắn sẽ có cá. Cá sẽ nhanh bắt mồi và lao tới ổ thính. 
- Nơi cuối gió và giữa gió khoảng lặng của hồ:
Ra hồ thấy sóng lăn tăn. Cuối gió và giữa gió bao h cũng là nơi cá ăn mạnh nhất. Sóng được tạo ra bởi gió. Trời có gió sóng lăn tăn cá đi ăn mạnh bởi nguồi nước ở tầng mặt cung cấp cho cá đủ ô xi để không phải nổi lên hớp không khi. Có nhiều thời gian để lặn sâu dưới đáy hồ lùng sục thức ăn hơn. Dù vậy góc hồ cuối chiều gió là GÓC CHẾT của hồ. Nước chỗ này bẩn váng đọng vô cùng nhiều ở cái góc cuối gió này. Cá không ăn mồi và cũng thường không tụ ở chỗ này. Chỉ có mấy con cá nhỏ vs chép ông táo ngố nổi lên đớp váng bẩn chứ cá to không đến những chỗ này. 
- Khoảng lặng của hồ thì sao: Có bao h các bác ra hồ rồi nhìn thấy hồ nổi sóng lăn tăn mọi chỗ. bỗng có chỗ. góc hồ ? giữa hồ không có sóng. ngay dưới tán cây. nước phẳng lặng xanh nhẹ rất hay gặp ở hồ hình chữ L chứ U có đảo ở giữa hồ/ Sao không thấy ai thả câu chỗ đó. Đó là chỗ tụ cá. Chỗ thường gặp nhất luôn mà anh em lại cứ hay bỏ qua. phóng lục ra giữa làn nước sóng to nhìn không thấy mũ phao mà ôm cần. Lạ vậy chứ. Thả thính ra cần chỗ này, CHẮC CHẮN CÓ CÁ.( hồ câu dịch vụ thì cẩn thận có thể chủ hồ thả cái gì đó dưới này bẫy anh em nên những người quen câu hồ đó không câu thật) Nhưng nước đẹp như thế có cá. Khẳng định luôn là chỗ đó có cá, dù có cái gì ở đó.
Đi câu cần thủ phải tổng hợp rất nhiều yếu tố để xác định thời điểm và chỗ cá ăn: Nhiệt độ, áp suất khí quyển, gió, mây mưa và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng quan trọng nhất là gió và nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao ô xi trong nước càng thấp cá sẽ lừ đừ không hoạt động nhiều, không hoạt động nhiều thì nó không có nhu cầu cần ăn nên sẽ không ăn mồi. Vậy thì đi câu phải tránh những chỗ có bóng nắng. Thả câu chỗ có bóng râm Nước sâu. Mình ngồi chỗ nắng quăng ra chỗ râm cũng được nhưng cá nó ở chỗ râm mát cơ. Vậy nên chỗ nào nắng chói trang yếu gió nước nông không thả câu.
Theo mỗi mùa cá sẽ có tập tính khác nhau. Vd như mùa xuân mùa hè mùa thu. Khi trời sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm cá đi ăn mạnh. Cá đi ăn ở những chỗ như em đã nói trên. các bác nên thả cần và ngồi giật cá. Còn mùa đông thì sao. hoặc khi trở trời mưa rào thì sao?
Hãy tìm những cái cọc. Những chỗ hang hốc mà có cây ? khối bê tông ? cái gì đó chím dưới nước mà cá có thể tựa vào chui rúc vào. Gần cống nước ra nước vào. Dưới tán cây, Hay có đám lục bình có chuồng bèo, bè rau muống . Nước sâu. Yên tĩnh và không phải là góc hồ cuối gió. Thả câu dễ đụng hàng lắm. Bởi cá thích những chỗ như vậy. Dễ kiếm ăn, dễ ẩn nấp, và thói quen thường tụ lại của chúng là ở những vị trí như thế.
Nhìn nước đoán cá: Một kĩ thuật mà nó liên quan để cảm nhận của cần thủ. Bác ra hồ bác nhìn chỗ này nước xanh. Có tăm, có cá quẫy. Có chép vật đẻ. bác thả thính buông câu \Chuẩn hơn sách giáo khoa. Đây là chỗ nhiều cá. và nếu có chúng sẽ tìm đến ăn mồi ngay. cho các bác cơ hội cho chúng vào rọ đấy. Thấy chỗ đẹp như vậy thì phái xí ngay nhé.
Thế vậy làm sao để mò răng chống móm. Ra hồ chúng ta thường có từ 4 h đến free time để mò răng. Sai lầm rất cơ bản của vô số cần thủ là tự tin quá đáng. VD làm khoảng 5kg thính ra chọn chỗ song đổ luôn 5kg thính suống chỗ mình chọn. và mọc rễ ở đấy chờ cá ? Cái khỉ gió cá nó không đi ăn chỗ đó. Mình ném vào góc chết rồi thì sao ? không nên như thế. Ra hồ là ta đi săn hàng đi mò răng. Chứ không phải là đi thi câu. Vậy nên xác định được số giờ câu. Để làm thính cho đủ. Và làm dư ra chút đi. Đến hồ thả thính ở ổ chính mà ngồi mấy tiếng không được giật thì còn có đồ để 5 ăn 5 thua vs cá. Chứ cứ mọc rễ ở cái ổ thính quăng suống góc chết của hồ làm gì. Nắm vài nắm nhỏ. Lượn một vòng tìm những chỗ có tiềm năng mà ném suống 1 nắm. VD như chân 1 cái cọc tre đầu cành chẳng hạn r thả lục ít nhiều gì chẳng gỡ gạc được vài cái răng? mà có khi tìm được cả hàm nhờ cái nắm thính dư đấy ấy chứ. Vậy nên anh em mới tập câu rút kinh nghiệm khoản này nhé.
Thế vậy còn đi câu tự nhiên thì sao ?
Càng chỗ tự nhiên chưa người đặt chân đến, không ai câu mà thấy những giấu hiệu như có cá chạy. có cá nổi ăn mồi. tăm cá. Chỗ dưới gầm cầu, chân cọc. dưới tán cây. Càng tiềm năng, càng đáng để sách cần ra câu. Bởi cá chưa biết cái lưỡi nó như nào. Nhìn thấy lưỡi lục có khi nó tưởng con nhện lao suống táp chứ chẳng khó khăn gì. Vậy nên bác nào có điều kiện kiếm được những chỗ lí tưởng như thế thì đừng nên bỏ phí.
- 1 chút về thời tiết câu:
Đối với cá, có lẽ thuận tiện nhất vẫn là trời có ít mây hoặc mây lác lác đác.
Trời nhiều mây với nhiều đám mây tích tụ và có gió nhẹ hay không gió sẽ làm cá chuyển động tích cực hơn.
Trời có mây thấp, tích tụ thành khối nói chung là không tốt bởi nó mang lại sự thay đổi đột ngột về thời tiết. Trường hợp đặc biệt là những cơn mưa ngắn mùa hạ, áp suất và nhiệt độ khí quyển đang cao bỗng nhiên bị hạ thấp và ngay trước khi mưa thời tiết trở về mức chuẩn trong thời gian ngắn. Lúc này các loài cá sống ở đáy sẽ rất tích cực tìm mồi. Khi trời mưa áp suất khí quyển liên tục hạ tiếp, thời gian này cá bắt đầu ngừng ăn nhưng ngay khi hết mưa, nếu nhiệt độ khí quyển không thay đổi là mấy, trời không bừng nắng chói trang ngay thì gần như tất cả các loài cá đều đi tìm mồi…
- Khoảng nhiệt độ thích hợp để cá ăn mạnh hơn từ 22 - 28oC, nhất là từ 25-28oC. Ở nhiệt độ 18oC cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 15oC cá gần như ngưng hoạt động(tất nhiên đây là những số liệu cho vùng nhiệt đới chúng ta, ở vùng ôn đới sẽ khác).

Muốn đánh hồ nào thì tốt nhất là nên đến chơi trước thám thính tình hình. ngày suống cá. số lượng cá nhiều không ? cá gì ? hồ suống bn để về nhà làm thính. xem những góc nào cần thủ câu kì cựu hay lên hàng. đáy hồ nông sâu như nào? có những chỗ nào hay mắc lục vào vật cản dưới lòng hồ k. Xách cần ra hồ câu thì phải để ý. hỏi xem cá ăn bờ nào. hướng nào nãy h lên nhiều cá. Thấy ko ai lên cá thì đừng thả cần câu vội. chờ thiên thời địa lợi mà thả câu.

Và cuối cùng. Câu lục câu bềnh câu tì thì ai cũng biết. Thế vậy Bán Bềnh thì sao ?
- Về cơ bản. Vẫn cân phao và phao phải cân thật chuẩn để đảm bảo độ nhạy. Lưỡi nên dùng những loại lưỡi nhỏ. mũi kim thay vì mũi đao để dễ bám cá. Kĩ thuật cân phao thì rất nhiều người dạy r. các bác chỉ cần seach google thôi.
https://www.youtube.com/watch?v=6MHXQPfgZR8&t=76s
- Thế vậy bán bềnh ? oh câu nửa tì nửa bềnh là bán bềnh ah ?
- Không đó chưa phải là bán bềnh đâu. Bán bềnh là đỉnh cao nhất của kĩ thuật câu lục hiện nay. Nó kết hợp giữa tây và ta. Cái khéo léo của cần thủ nhà trong cân phao làm lục kết hợp vs kĩ thuật tạo mồi câu hấp dẫn cá, loại mồi nhân tạo thành công nhất từ trước đến nay Boilie.
- Nguyên lí hoạt động của câu bềnh chắc chẳng cần phải nói vs các bác nữa. Nhưng Boilie là điều đem kĩ thuật câu bềnh kết hợp câu mồi Boilie ( Bán bềnh) lên tầm cao mới. Chúng ta sẽ sử dụng 1 viên Boilie có lỗ và xiên vào link như xâu link ốc bt hay tinh tế hơn thì dùng dây thép nhỏ cước nhỏ tí . Buộc viên mồi này cạnh cái trục giữa của lưỡi lục. Viên boilie này sẽ nổi lên 1 khoảng ngắn 1 đến 2 cm so với lưỡi lục ( bán cả lancer luôn :3 ) 3 trong 1 .Khi thả vào ổ thính. Cá vào ăn và sẽ hút viên boilie ( bởi vì nó nổi bật hơn tất cả hấp dẫn hơn tất cả những thứ có trong ổ thính mà) vào miệng mang theo lưỡi lục bềnh được phao đã cân chuẩn từ trước, kéo bay thẳng vào mặt. lưỡi sẽ bám mặt. hoặc khi cá hút mồi có tín hiệu trên phao ta giật để đóng cá như khi câu tì *( Bán bềnh là đây chứ đâu)* . Hiệu quả hơn rất nhiều lần câu bình thường thưa các anh em ạ. Vậy nếu khi đến hồ câu nào đó. Mn lên cá còn bác để lại răng ở hồ ? Thì những gì em chia sẻ, cũng rất đáng để thử chứ ạ.
Chúc các bác thành công !

Nguồn: Hoàng Đăng